lieuchip
Member
- Tham gia ngày
- 2/12/22
- Bài viết
- 613
- Reaction score
- 0
- Điểm
- 16
Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi từ sức khỏe cho đến nhan sắc, trong đó, hiện tượng rạn da mang tính chất phổ biến và là nỗi ám ảnh khiến phái đẹp dễ bị mặc cảm về ngoại hình của mình. Tìm hiểu những nguyên nhân bị rạn da sau sinh sau đây để có cách phòng ngừa rạn da sau sinh kịp thời và hiệu quả.
Rạn da sau sinh nguyên nhân do đâu?
Việc cơ thể xuất hiện các vết rạn sau sinh ở vùng bụng hoặc đùi có thể là do một trong 5 nguyên nhân sau:
Tăng cân quá nhanh khi mang thai
Song song với quá trình lớn lên của thai nhi thì cơ thể mẹ cũng tăng cân hơn, bụng to dần để giúp thai nhi thích nghi. Tăng cân quá nhanh khi mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất khiến da của mẹ rất dễ bị rạn.
Da bụng bị căng lên quá mức nhất là vào tam cá nguyệt thứ 3 là nguyên nhân rạn da dễ thấy nhất ngay từ khi mang thai. Lúc này bề mặt da bị kéo căng đột ngột và không kịp thích ứng với tốc độ phát triển của cơ thể khiến các vết rạn bắt đầu xuất hiện.
Độ tuổi mang thai
Độ tuổi mang thai có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến tình trạng rạn da của các mẹ. Khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định, vì thế những vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện. Bên cạnh đó, nếu mang thai khi đã lơn tuổi thì da đã bị lão hoá, độ đàn hồi của da cũng sẽ kém, cũng dễ bị rạn da.
Da khô và thiếu dưỡng chất
Da khô có tốc độ lão hóa nhanh gấp nhiều lần da dầu. Do vậy, những chị em có da khô rất dễ bị rạn da do cấu trúc các sợi collagen và elastin rất yếu. Trong khi đó thời gian mang thai và sau sinh, trong quá trình chăm sóc da khi mang thai, các mẹ chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà bỏ qua việc dưỡng ẩm toàn thân. Khi vùng da bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi không có đủ độ ẩm cần thiết, độ đàn hồi của da sẽ kém hơn, dễ dẫn tới rạn da khi mang thai.
>>Xem thêm: nên uống canxi loại nào sau sinh giảm đau nhức xương khớp
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có mẹ, chị gái, em gái bị rạn da từ nhỏ thì khả năng các mẹ bị rạn sau sinh là khá cao. Đây là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da bẩm sinh. Rất nhiều chị em có thể bị rạn da ngay từ lứa tuổi dậy thì.
Mẹ ít vận động cũng khiến da có nguy cơ rạn nhiều hơn
Những mẹ bầu ít vận động khiến cho máu khó lưu thông cũng là nguyên nhân khiến da dễ rạn. So với những mẹ bầu không tập thể dục thì mẹ bầu thường xuyên tập thể dục ít có khả năng rạn da hơn. Việc vận động đúng cách làm cho máu được lưu thông thường xuyên, cơ và da liên tục được làm giãn ra nên khi tăng cân do mang bầu sẽ thích nghi dễ dàng hơn.
Bí quyết phòng ngừa rạn da sau sinh hiệu quả cho mẹ
Mặc dù khó có thể phòng tránh hoàn toàn được các vết rạn da nhưng vẫn có một số cách giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của nó:
Dưỡng ẩm cho da
Da không được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ bị khô và làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn. Ngay từ khi mang thai các mẹ có thể sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm chuyên dành cho bà bầu để bôi vào phần da bụng, đùi, ngực giúp dưỡng ẩm cho làn da.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để dưỡng ẩm cho da như:
Bổ sung các dưỡng chất cho da
Làn da được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ có độ đàn hồi tốt, căng mịn, sáng da và phòng ngừa rạn da rất tốt. Mẹ bầu ngay trong thai kỳ nên ăn thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin E sẽ giúp làn da khỏe mạnh, săn chắc.
Những thực phẩm mẹ nên ăn như:
Tăng cân hợp lí khi mang thai
Khi mang thai, tăng cân là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các mẹ cần kiểm soát cân nặng sao cho hợp lí, tăng cân trong mức cho phép. Trong quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý:
Rạn da sau sinh nguyên nhân do đâu?
Việc cơ thể xuất hiện các vết rạn sau sinh ở vùng bụng hoặc đùi có thể là do một trong 5 nguyên nhân sau:
Tăng cân quá nhanh khi mang thai
Song song với quá trình lớn lên của thai nhi thì cơ thể mẹ cũng tăng cân hơn, bụng to dần để giúp thai nhi thích nghi. Tăng cân quá nhanh khi mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất khiến da của mẹ rất dễ bị rạn.
Da bụng bị căng lên quá mức nhất là vào tam cá nguyệt thứ 3 là nguyên nhân rạn da dễ thấy nhất ngay từ khi mang thai. Lúc này bề mặt da bị kéo căng đột ngột và không kịp thích ứng với tốc độ phát triển của cơ thể khiến các vết rạn bắt đầu xuất hiện.
Độ tuổi mang thai
Độ tuổi mang thai có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến tình trạng rạn da của các mẹ. Khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định, vì thế những vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện. Bên cạnh đó, nếu mang thai khi đã lơn tuổi thì da đã bị lão hoá, độ đàn hồi của da cũng sẽ kém, cũng dễ bị rạn da.
Da khô và thiếu dưỡng chất
Da khô có tốc độ lão hóa nhanh gấp nhiều lần da dầu. Do vậy, những chị em có da khô rất dễ bị rạn da do cấu trúc các sợi collagen và elastin rất yếu. Trong khi đó thời gian mang thai và sau sinh, trong quá trình chăm sóc da khi mang thai, các mẹ chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà bỏ qua việc dưỡng ẩm toàn thân. Khi vùng da bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi không có đủ độ ẩm cần thiết, độ đàn hồi của da sẽ kém hơn, dễ dẫn tới rạn da khi mang thai.
>>Xem thêm: nên uống canxi loại nào sau sinh giảm đau nhức xương khớp
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có mẹ, chị gái, em gái bị rạn da từ nhỏ thì khả năng các mẹ bị rạn sau sinh là khá cao. Đây là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da bẩm sinh. Rất nhiều chị em có thể bị rạn da ngay từ lứa tuổi dậy thì.
Mẹ ít vận động cũng khiến da có nguy cơ rạn nhiều hơn
Những mẹ bầu ít vận động khiến cho máu khó lưu thông cũng là nguyên nhân khiến da dễ rạn. So với những mẹ bầu không tập thể dục thì mẹ bầu thường xuyên tập thể dục ít có khả năng rạn da hơn. Việc vận động đúng cách làm cho máu được lưu thông thường xuyên, cơ và da liên tục được làm giãn ra nên khi tăng cân do mang bầu sẽ thích nghi dễ dàng hơn.
Bí quyết phòng ngừa rạn da sau sinh hiệu quả cho mẹ
Mặc dù khó có thể phòng tránh hoàn toàn được các vết rạn da nhưng vẫn có một số cách giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của nó:
Dưỡng ẩm cho da
Da không được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ bị khô và làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn. Ngay từ khi mang thai các mẹ có thể sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm chuyên dành cho bà bầu để bôi vào phần da bụng, đùi, ngực giúp dưỡng ẩm cho làn da.
- Dùng dầu oliu: Dầu oliu chứa rất nhiều vitamin E và đây là thành phần giúp phục hồi và nuôi dưỡng làn da rất hiệu quả. Mẹ bầu có thể dùng ngay từ tam cá nguyệt thứ 3 để phòng rạn da nhé.
- Dùng dầu dừa: Sử dụng dầu dừa xoa bụng, đùi, mông giúp dưỡng ẩm cho da. Đặc biệt vào mùa đông thời tiết khô lạnh mẹ bầu càng cần sử dụng để bảo vệ da, tránh rạn da quá nhiều.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước hằng ngày là việc làm rất có lợi cho làn da của mẹ bầu. Duy trì uống từ 2-2,5l nước mỗi ngày giúp làn da được bổ sung độ ẩm luôn căng mịn, sáng khỏe.
Bổ sung các dưỡng chất cho da
Làn da được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ có độ đàn hồi tốt, căng mịn, sáng da và phòng ngừa rạn da rất tốt. Mẹ bầu ngay trong thai kỳ nên ăn thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin E sẽ giúp làn da khỏe mạnh, săn chắc.
Những thực phẩm mẹ nên ăn như:
- Bổ sung chất đạm như các loại thịt, cá, trứng, sữa, hạt….giúp tăng cường sản xuất collagen cho làn da săn chắc, đàn hồi.
- Bổ sung thực phẩm chứa các chất có khả năng chống oxy hóa để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da tươi trẻ như việt quất, dâu tây, cải bó xôi…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như ớt chuông, cà rốt, khoai lang… để giúp hồi phục các mô da bị tổn thương, bảo vệ làn da.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E như bông cải xanh, các loại hạt… mang đến lớp bảo vệ các màng tế bào da
- Bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm và bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa…giúp giảm nguy cơ bị rạn da.
- Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 có trong các thực phẩm như cá hồi, quả óc chó, dầu cá…để giúp làn da luôn mịn màng và các tế bào da luôn khỏe mạnh để hạn chế rạn da.
Tăng cân hợp lí khi mang thai
Khi mang thai, tăng cân là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các mẹ cần kiểm soát cân nặng sao cho hợp lí, tăng cân trong mức cho phép. Trong quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý:
- Có một chế độ ăn uống cân đối, đủ các nhóm chất.
- Duy trì ăn cho 2 người nhưng cần ăn uống hợp lí, tránh việc ăn tiêu thụ lượng thức ăn quá lớn.
- Hạn chế ăn quá nhiều vào ban đêm.
- Tránh ăn các loại đồ chiên rán dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp.
- Vận động vừa sức khi mang thai.
Chủ đề cùng chuyên mục