• ❌ CHÚ Ý: ĐĂNG SAI CHUYÊN MỤC, SPAM, TIÊU ĐỀ QUÁ DÀI👉 DELETE ALL + BANNED VĨNH VIỄN

Tin tức Nguyên nhân gây đau lưng giữa và cách khắc phục

abcsport

New member
Tham gia ngày
3/4/23
Bài viết
8
Reaction score
0
Điểm
1
Đau lưng giữa không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng đau lưng giữa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

2f9622_0adb063c516a49c48dcdaf6a36dac17a~mv2.jpg


Đau lưng giữa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

1. Đau lưng giữa do căng cơ​

Cơ bắp ở vùng lưng giữa bị căng khi chúng thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, ít vận động hoặc thường xuyên bị căng thẳng. Tình trạng này sẽ gây ra sự khó chịu và đau nhức ở vùng lưng giữa. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc kéo dài. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến các vấn đề khác như giảm khả năng vận động của cơ thể, gây cảm giác đau đầu, mệt mỏi và khó ngủ.

Một số biện pháp như tập thể dục đều đặn, massage, sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh, giảm stress trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp giảm tình trạng đau lưng giữa do vấn đề này.​

2. Chấn thương​

Những chấn thương tác động trực tiếp lên vùng lưng có thể gây ảnh hưởng đến xương, cơ và dây chằng cột sống ở vùng lưng giữa. Từ đó, chúng khiến chúng ta cảm thấy đau nhức. Các chấn thương có thể bao gồm như trật khớp đốt sống, gãy xương, dập cơ, giãn dây chằng,... do tai nạn, lao động quá sức…. Nếu đau lưng giữa do chấn thương, chúng ta cần tìm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

2f9622_9ba1621fb1c04fef8ca8d5a221955ffb~mv2.jpg


Chấn thương cơ hoặc xương gây đau nhức

3. Sai tư thế trong các hoạt động thường ngày​

Thực tế, cảm giác đau lưng giữa có thể xuất phát từ việc chúng ta bị sai tư thế trong các hoạt động thường ngày. Phổ biến như ngồi làm việc không thẳng lưng, ngồi quá lâu dẫn đến áp lực dồn lên các đốt sống, đi giày cao gót. Những nhân viên văn phòng, người làm việc trong một tư thế quá lâu không đổi như công nhân may, tài xế, những người thường xuyên làm việc nặng nhọc,... là những người hay bị đau do nguyên nhân này.​

4. Các bệnh về cột sống gây đau lưng giữa​

Các bệnh như thoái hóa đốt sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng giữa. Ngoài ra, viêm khớp cột sống cũng là một yếu tố gây ra cơn đau ở vùng này. Các cơn đau xuất phát từ các bệnh trên hệ xương khớp thường dữ dội và dai dẳng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.


4. Đau lưng giữa do các vấn đề ở hệ tim mạch​



Nguyên nhân của đau lưng giữa có thể bắt nguồn từ các bệnh lý tim mạch, điển hình như bệnh động mạch vành. Khi máu đến tim bị tắc nghẽn hoặc hạn chế, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gửi các tín hiệu đau đến các khu vực khác trên cơ thể, trong đó có vùng lưng giữa. Nếu một người đã được chẩn đoán là mắc bệnh tim mạch và bị đau lưng giữa, kết hợp với một số dấu hiệu khác như đau ngực, chúng ta cần theo dõi sức khỏe của mình thường xuyên để tránh tình trạng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng hơn.



2f9622_6c9ee9145337406a9a1571b63f1e797e~mv2.jpg




Các vấn đề ở hệ tim mạch cũng có thể gây đau lưng giữa


5. Các vấn đề căng thẳng tâm lý, stress​

Các tình huống stress, áp lực tâm lý hay suy nghĩ tiêu cực khiến cho cơ thể gia tăng việc tiết hormone cortisol và adrenaline. Những chất này có thể gây tăng cân, cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Cùng với đó, stress và áp lực tâm lý cũng có thể làm căng cơ và gây ra đau lưng giữa.

Do đó, việc kiểm soát stress và giảm áp lực tâm lý trong cuộc sống hàng ngày góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe của vùng lưng. Các hoạt động như tập yoga, thiền chánh niệm và thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp giảm thiểu stress cũng như các triệu chứng đau lưng giữa xuất phát từ nguyên nhân này.

Một số nguyên nhân gây đau lưng giữa cũng như những biện pháp khắc phục đơn giản trên đây hy vọng đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, chúng ta cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhé.​
 

Thành viên online

Thống kê

Threads
94,838
Bài viết
99,703
Thành viên
7,234
Thành viên mới nhất
kubetvn68
Top