ABW_Dental
New member
- Tham gia ngày
- 15/3/23
- Bài viết
- 7
- Reaction score
- 0
- Điểm
- 1
Viêm nha chu hay còn gọi là bệnh nha chu, đây là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở cả người trẻ và lớn tuổi. Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết đó là chảy máu chân răng, chảy máu ở lợi, sưng nướu,….
Thường xuyên hút thuốc lá là yếu tố sau làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nha chu
Hình ảnh viêm nha chu
Điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh và chống viêm, tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời, bệnh có thể phát triển thành mãn tính và theo chu kỳ tái phát cấp tính.
Điều trị duy trì bệnh cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY
XEM THÊM:
Bệnh viêm nha chu là bệnh gì ?
Viêm nha chu hay còn gọi là bệnh nha chu là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm. Viêm nha chu gồm 2 thành phần chính là viêm lợi và viêm nha chu:- Viêm lợi: Viêm lợi thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
- Viêm nha chu: Viêm lợi ở tuổi dậy thì nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu ở tuổi thanh thiếu niên và lớn tuổi.
- Chăm sóc răng miệng không sạch sẽ
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khoa học.
- Suy giảm sức đề kháng do bệnh lý (HIV/AIDS) hoặc đang mang thai.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Mắc một số bệnh như đái tháo đường, cơ thể bị nhiễm trùng, …
Thường xuyên hút thuốc lá là yếu tố sau làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nha chu
Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu
Người bệnh thường rất dễ bỏ qua do bệnh phát triển thầm lặng. Quá trình phát bệnh gồm 4 giai đoạn:- Giai đoạn 1: Vôi răng, cao răng hình thành do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ ở những mảng bám kẽ răng, cổ răng, viền lợi và gây kích ứng nướu, dẫn đến viêm lợi.
- Giai đoạn 2: Viêm lợi gây sưng phồng và chảy máu ở lợi, đặc biệt là khi nhai thức ăn hoặc đánh răng.
- Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu. Đó là những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu.
- Giai đoạn 4: Viêm nha chu phá huỷ xương của ổ răng, làm tụt lợi. Khi các tổ chức xung quanh răng không còn chắc chắn sẽ khiến răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng.
Các dấu hiệu viêm nha chu
Các dấu hiệu dễ nhận biết:- Vôi răng, cao răng đóng thành twfngf mảng ở cổ răng
- Sưng nướu, sưng lợi
- Chảy máu ở lợi, nướu, đặc biệt là khi dánh răng hoặc nhai thức ăn
- Đè vào vùng nướu, lợi bị sưng có thể thấy dịch mủ chảy ra
- Hôi miệng
- Khi nhai thức ăn thấy răng không bình thường, răng bị lung lay
- Răng thưa do bị di lệch
Hình ảnh viêm nha chu
Khi phát hiện bị viêm nha chu nên làm gì ?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nêu trên, người bệnh cần nên thăm khám bác sĩ nha khoa sớm để được tư vấn điều trị. Tùy vào mức độ và tình trạng viêm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.Điều trị khẩn cấp
Điều trị khẩn cấp khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu lợi bị hoặc lớp niêm mạc bị viêm. Sờ vào ổ áp xe thấy đau (có thể nhiều hoặc ít), lớp niêm mạc sưng đỏ.Điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh và chống viêm, tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời, bệnh có thể phát triển thành mãn tính và theo chu kỳ tái phát cấp tính.
Điều trị không phẫu thuật
Tùy vào tình trạng phát bệnh, bác sẽ xử lý như sau:- Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vùng nướu, lợi bị viêm, sưng.
- Lấy vôi răng, cao răng.
- Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám. Phục hình những răng đã trám không đúng kỹ thuật hoặc tạm thời.
- Cố định những răng lung lay.
- Nhổ răng đối với những răng không thể giữ được.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp đã điều trị các biện pháp khác nhưng không hiệu quả, gồm các kỹ thuật sau:- Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Bác sĩ tiến hành làm giảm kích thước của túi nha chu nhằm tạo thuận lợi để làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.
- Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu được tạo thành do mô và xương nha chu bị phá hủy. Khi các túi này trở nên sâu hơn do phá hủy thêm nhiều mô và xương nha chu, sẽ khiến cho nhiều răng bị lung lay. Mô và xương nha chu có thể được tái tạo sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu.
- Phẫu thuật ghép mô mềm: viêm làm tụt lợi và bộc lộ chân răng. Khi đó, phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng tụt lợi và phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật ghép mô mềm có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều răng, có tác dụng làm giảm ê buốt, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ đường viền nướu.
Điều trị duy trì
Điều trị bệnh nha chu cần được duy trì khi bệnh đã ổn định. Thăm khám định kỳ, thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện, phòng trường hợp bệnh tái phát hoặc tiến triển.Điều trị duy trì bệnh cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín
Phòng bệnh nha chu như thế nào?
Có thể phòng bệnh bằng cách chủ động giữ gìn, chăm sóc sức khỏe răng miệng như sau:- Đánh răng đúng cách với bàn chải răng mềm và kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour vào buổi sáng lúc thức dậy, tối trước khi đi ngủ và đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để hạn chế thức ăn tích tụ bám trên răng tạo thành vôi răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm để lấy thức ăn bám ở kẽ răng.
- Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần để hạn chế cao răng gây viêm lợi
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ nha khoa sớm để điều trị, tránh để lâu dẫn đến tình trạng mất răng hoặc phải nhổ bỏ răng.
- Ăn uống khoa học và hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY
XEM THÊM:
Chủ đề cùng chuyên mục