• ❌ CHÚ Ý: ĐĂNG SAI CHUYÊN MỤC, SPAM, TIÊU ĐỀ QUÁ DÀI👉 DELETE ALL + BANNED VĨNH VIỄN

Hà Nội Dẫm phải đinh nên làm gì, kiêng ăn gì và cách phòng tránh

namc131

Member
Tham gia ngày
11/1/23
Bài viết
139
Reaction score
0
Điểm
16
Giày bảo hộ lao động chống đinh
Dẫm phải đinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý đúng cách. Vậy nếu chẳng may dẫm phải đinh nên làm gì, kiêng gì,… Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp tần tật tật những vướng mắc trên.

Dẫm phải đinh nên làm gì ?

Dẫm đinh chưa găm sâu vào chân bạn
Trong trường hợp đinh đâm nông và không còn găm vào chân, bạn cần thực hiện cách sơ cứu sau:

Bước 1: Sau khi giẫm vào đinh, bạn cần vệ sinh vết thương ngay bằng cách ngâm vết thương vào nước ấm và xà phòng trong 15 phút. Dùng khăn mềm rửa vết thương để loại bỏ bụi bẩn. Khi vết thương chảy máu tức là đã loại bỏ vi trùng.
Bước 2: Sử dụng kéo sạch đã được vệ sinh với cồn, để loại bỏ các lớp da bị bong tróc che phủ vết thương. Bởi, chúng ảnh hưởng đến quá trình thoát nước, khiến vết thương bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
Bước 3: Thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng cá nhân để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, rửa lại vết thương và bôi thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày 2 lần.
Bước 4: Uống thuốc giảm đau: acetaminophen hoặc ibuprofen.
Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu trên, các bạn cần đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng uốn ván ngay. Đây là cách phòng bệnh uốn ván tốt nhất cho người dẫm phải đinh.

Dẫm phải đinh găm sâu vào chân bạn
Đừng bao giờ tìm cách rút đinh ra nếu nó đã găm sâu vào bàn chân mà hãy thực hiện cách sơ cứu sau đây:

Bước 1: Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn.
Bước 2: Đặt các tấm lót chèn xung quanh vật nhọn để nó cố định.
Bước 3: Băng ép để cố định các tấm lót.
Bước 4: Sau đó nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, để lấy đinh ra khỏi chân.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc vết thương ở chân, để rút ngắn thời gian phục hồi, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước.
Không dùng tay để chạm vào vết thương hoặc dùng tay để bóc vảy.
Không tự ý sử dụng các vị thuốc dân gian thoa lên vết thương.
Chỉ thoa thuốc ngoài da khi vết thương đã bắt đầu kéo da non và có dấu hiệu hồi phục.
Đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi vết thương xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Vệ sinh sạch sẽ vết thương mỗi ngày bằng dung dịch sát khuẩn.
Băng bó cẩn thận vết thương khi đi ra ngoài, hạn chế cho vết thương tiếp xúc với bụi bẩn.
Nên thao băng để vết thương được thông thoáng khi đi ngủ vào buổi tối.
Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ khi chăm sóc vết thương tại nhà.

Để hạn chế thấp nhất các biến chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục, các bạn nên hạn chế những thực phẩm sau đây:

Rau muống: Rau muống là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của các gia đình. Tuy nhiên, đối với những người có vết thương hở nói chung cũng như những người đạp phải đinh thì tốt nhất cần hạn chế ăn rau muống. Bởi, rau muống có thể gây hình thành những mô sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Thịt gà và nếp: Sử dụng thịt gà và nếp sẽ tạo cảm giác ngứa ngáy, gây khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt, sau khi kết thúc quá trình điều trị, còn có nguy cơ để lại sẹo lồi.
Hải sản: Dù được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng đối với người dẫm phải đinh thì hải sản có thể gây dị ứng, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.
Thịt bò: Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo và thâm vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, để vết thương nhanh chóng được hồi phục, các bạn cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý, đặc biệt nên bổ sung thêm các chất sau:

Thực phẩm giàu chất khoáng, kẽm.
Thực phẩm giúp tái tạo, sản sinh máu.
Thực phẩm chứa nhiều Protein; vitamin B, C, K.
Bảo hộ lao động Thành Nam
 

Thống kê

Threads
108,042
Bài viết
113,120
Thành viên
7,966
Thành viên mới nhất
ahsan
Top